top of page

Nuôi dạy trẻ dưới góc nhìn kinh tế học

Khác với các ngành khác, giáo dục là một ngành thu hút sự tham gia của nhiều thành phần xã hội. Kinh nghiệm và trải nghiệm của cá nhân đã biến bất kỳ ai cũng có thể trở thành "chuyên gia giáo dục".


Vậy nghe ai trong xã hội nhiều "chuyên gia"? Nuôi dạy trẻ dưới góc nhìn kinh tế học chỉ ra sự cần thiết của việc kiểm chứng các nhận định thông qua việc đi tìm các mối quan hệ nhân quả trong các thực nghiệm giáo dục.

Một chính sách giáo dục dựa trên bằng chứng khoa học, chứ không phải là những giai thoại được dệt nên từ suy đoán chủ quan và kinh nghiệm thành công của các nhân ai đó ở một nơi nào đó

Thay về việc lắng nghe các chuyên gia (mức độ tin cậy thấp nhất), các nhà kinh tế đi tìm những lời giải đáp qua học qua thực nghiệm với mức độ cậy cao nhất. (Bảng 1). Vậy cần


Hình 1: Thang đô mức độ tin cậy của bằng chứng khoa học

Nguồn: Center for Evidence - Based Medicine, University of Oxford

1. Khen thưởng học sinh như thế nào?

Nếu được lựa chọn giữa hai giải pháp: i) Thưởng đầu vào: Thưởng trẻ nhỏ khi hoàn thiện 01 tiếng đọc sách, v.v hoặc ii) Thưởng đầu ra: Thưởng bé khi đạt điểm cao.


Con người thường thích thú với những lợi ích nhãn tiền. Vì vậy, thời gian thưởng càng gần càng đem lại động lực cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, nhóm trẻ với phần thưởng theo phương án i) sẽ biết mình phải làm gì. Trong khi nhóm trẻ tại phương án ii) loay hoay tìm cách dể đạt phần thưởng. Câu hỏi tiếp tục đặt ra là tiền có nên là phần thưởng không? Câu trả lời là không đối với học sinh tiểu học và có đối với cấp học cao hơn.


Như vậy, phần thưởng cần được đặt ngắn hạn "củ cà rốt trước mũi" và "vạch đường chỉ lối" rõ ràng cho trẻ nâng cao thành tích. Phần thưởng có thể là tiền mặt đối với trẻ từ cấp trung học cơ sở trở lên.

2. Trao lời khen như thế nào để hiệu quả?

Nghiên cứu cho thấy lòng tự tôn đi kèm với chất lượng học tốt. Lòng tự tôn sẽ giúp trẻ vị thành niên ít dính vào hành vi xấu như uống rượu và hút thuốc. Khi trưởng thành, trẻ có ý thức phấn đấu hơn trong công viêc. Tuy nhiên, lòng tự tông không nên bị nhầm lẫn bởi tự kiêu.


Giáo sư Forsyth từ Đại học Virgina Commonwealth làm thí nghiệm gửi hai loại tin nhắn sau khi học sinh được điểm kém: i) Nhắn tin "Em giỏi mà"; ii) Nhắn tin báo về việc học thông thường và lời nhắn về tầm quan trọng của ý thức trách nhiệm. Kết quả cho thấy nhóm 2 nhận được kết quả tốt hơn cho những lần thi sau.


Vậy nếu tăng tính tự tôn là quan trọng, giáo viên phải khen trẻ như thế nào. Giáo sư Meuller tại ĐH Columbia đã tiến hành thực nghiệm tại trường tiểu học công lập với hai cách: "Em thông minh quá" hoặc "Thầy thấy em đã nỗ lực rất nhiều". Kết quả cho thấy "việc khen tập trung vào trí thông minh bẩm sinh có thể làm giảm độc lực học tập của trẻ". Thay vì việc khen con giỏi, hay khen và công nhận nỗ lực của trẻ nhỏ.

3. Tuổi nào cần sự đầu tư lớn nhất?

Trong kinh tế học, việc đầu tư cho "giáo dục hiện tại với kỳ vọng nâng cao thu nhập về sau" cũng được xem tương đương việc "mua cổ phiếu với kỳ vọng tăng giá trong tương lai.

Xét cho cùng, đầu tư giáo dục là đầu tư cho tương lai. Các bậc phụ huynh và ngân sách quốc gia thường tăng mức đầu tư cho học sinh ở bậc học cao hơn. Điều này được giải thích bởi học sinh tốt nghiệp ở bậc học hơn thể hiện khả năng chạm tới mức thu nhập cao càng lớn, kỳ vọng tăng lợi nhuận đối với học sinh đó tăng dần. Tuy nhiên, theo Heckman và Krueger (2005), lợi ích giáo dục đạt đỉnh cao nhất ở giai đoạn ấu thơ, tương đương với sáu năm đầu trước khi trẻ em bắt đầu vào tiểu học. Vì vậy, việc đầu tư quan trọng nhất vào 6 năm đầu tiên của trẻ em.


Vậy điều gì làm nên một chương trình giáo dục tốt? Nghiên cứu của Heckman (2010) đã đi theo học sinh từ trường mầm non Perry thuộc MIchigan (Mỹ). Chương trình có môt số đặc điểm sau:

  • Giáo viên mầm non là chuyên gia tâm lý học trẻ em hoặc có chuyên môn khác với học vị cao, từ thạc sỹ trở lên

  • Tỷ lệ giáo viên và học sinh trong lớp 1:6

  • Chương trình học kéo dài 2,5h/buổi sáng trong tuần, liên tục trong 2 năm

  • Mỗi tuần giáo viên dành 1,5 giờ đến thăm gia đinh để cập nhật phương thức chơi với con của gia đình.

Các học sinh từ chương trình mầm non Perry có chỉ số IQ cao hơn, tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn, tỷ lệ sở hữu nhà riêng ở dưới tuổi 27 tuổi cao hơn, thu thập ở thời điểm 40 tuổi cao hơn, v.v. Tỷ lệ sinh lợi xã hội của chương trình Mầm non Perry trung bình hàng năm là 7 - 10%.


Vậy tại sao các chương trình học mầm non lại có tác động lớn đến vậy? Tác giả cuốn sách đưa ra tầm quan trọng của năng lực phi nhận thức như sự nhẫn nại, khả năng tự kiểm soát bản thân, khả năng hoà nhập xã hội, tính sáng tạo, v.v


Những năng lực ngoài kiến thức này có tác động nhân quả lâu dài cho thành công cả cuộc đời của con người và có thể được rèn luyện từ bé. Việc nâng cao năng lực phi nhận thức này có thể thực hiện qua giáo dục và luyện tập. Một số phương thức luyện tập kể đến là:

  • Việc rèn luyện cơ bắp với tính liên tục và sự lặp lại

  • Việc lập kế hoạch chi tiết, ghi chép và tự mình kiểm soát mức độ thực hiện

  • Xây dựng lối tư duy tăng trưởng (growth mindset)

Những người có nền nếp kỷ luật thường có thu nhập tương lai cao. Nghiên cứu của giáo sư Nishimura Kazuo (2014) nhận thấy mức độ chênh lệch 860.000 yên giữa nhóm được bố mẹ rèn rũa bốn nguyên tắc đạo đức cơ bản (không nói dối, đối xử tốt với người khác, tuân thủ luật lệ, và luôn học hỏi). Nền nếp kỷ luật có quan hệ nhân quả lên tính chuyên cần. Cuối cùng, cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khoá, phục vụ cộng đồng sẽ giúp trẻ phát huy được hiệu quả tăng năng lực phi nhận thức.

4. Lớp học ít người liệu có hiệu quả?

Dự án khảo sát "Student Teacher Achievement Ratio" (STAR) do chính quyền bang Tennessee (Mỹ) thực hiện trong năm 1985 đến 1989 nhằm nghiên cứu tính hiệu quả của mô hình Lớp học ít thành viên đối với năng lực học sinh.

Nguồn: Glass, G.V & Smith, M.V. Meta-Analysis of Research on Class Size and Achievement

Theo Glass và Smith, học sinh đạt mức học lực lý tưởng nhất với sĩ số dưới 20 học sinh. Dự án STAR tổng hợp số liệu của 6.500 học sinh đã cho thấy quy mô lớp nhỏ có quan hệ nhân quả với kết quả của học sinh.


Tuy nhiên, đối với Việt Nam và Nhật Bản, liệu phương pháp có thể thực hiện? Với quy mô ngân sách thấp đi kèm với thực trạng thiếu hụt nhân lực, cả Nhật Bản và Việt Nam cần suy tính đến những phương án khác có hiệu suất sinh lợi lớn hơn.

Trong số những hoạt động sinh lời nhất, việc cung cấp thông tin về suất sinh lợi giáo dục là cần thiết để thúc đẩy học sinh và gia đình khuyến khích con học tập. Vậy thay vì việc giảm thiểu học sinh trong một lớp, biện pháp tuyên truyền về lợi ích kinh tế của giáo dục là cần thiết.

100 triệu yên là mức chênh lệch trong số tiền kiếm được cho đến cuối đời giữa một người đi làm ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông và một người đi làm sau khi tốt nghiệm đại học. Xác suất trúng xổ số 1 triệu yên chỉ ở mức 1/10.000.000, nhưng chỉ cần bỏ thêm bốn năm để học đại học thì số tiền kiếm được trong suốt cuộc đời đã cao hơn 100 triệu yên rồi.

Ngoài ra, mối quan hệ nhân quả giữa chất lượng giáo viên - năng lực học sinh rất rõ rệt. Thay bằng việc tăng "lượng" giáo viên qua chương trình "Lớp học ít thành viên" phải chăng cần có chương trình nâng cao chất lượng giáo viên để đảm bảo hiệu quả cao hơn cho các chương trình giáo dục?

5. Làm thế nào để có giáo viên tốt?

Tại mục này, câu trả lời chưa thực sự rõ ràng. Tác giả chỉ ra những nghiên chưa khẳng định được mối quan hệ giữa khen thưởng và hiệu quả làm việc của giáo viên. Nhưng nếu được khen thưởng, chiến lược khen thưởng hiệu quả nếu đặt ngắn hạn theo hình thức "cà rốt treo trước mũi" với yêu cầu giáo viên cam kết "giữ kết quả tốt".


Cuối cùng, chế độ chứng chỉ dạy học của Giáo viên là một rào cản cho việc tuyển dụng giáo dục. Việc sở hữu chứng chỉ không khẳng định được năng lực của giáo viên. Ngoài ra, hệ thống chứng chỉ hạn chế những cán bộ có năng lực hoạt động các ngành khác chuyển nghề giáo. Chương trình Teach for America (được mang về Việt Nam với cái tên Teach for Vietnam) đã chứng minh phần nào nhận định này. Giáo sư Decker (2004) đã cho thấy học sinh được học bởi giáo viên từ chương trình TFA có điểm toán cao hơn và điểm ngữ văn ngang bằng so với học sinh của giáo viên có chứng chỉ dạy học.


Mặc dù chưa có một kết luận rõ ràng đối với chính sách về giáo viên, cuốn sách phần nào chỉ ra được một phương thức kiểm chứng cần thiết cho giáo dục. Đây cũng là một tổng hợp bài viết tốt cho những ai quan tâm về giáo dục và kinh tế có những nghiên cứu chuyên sâu về sau.


References:

  1. Decker, P.T & et al. (2004), The effect of Teach for America on Student: Finding from a national evaluation. University of Wisconsin - Madison, Institut e for Research on Poverty.

  2. Fryer, R.G (2011), Financial incentives and student achievement: Evidence from randomized trials, The Quarterly Journal of Economics, 126, 1755 - 1798

  3. Gneezy, U. & et al (2011), When and why incentive (don't) work to modify behavior. The journal of economic perspectives, 25(4), 191 - 209.

  4. Mueller, C. M. & Dweck, C. S (1998). Praise for intelligence can undermine children's motivation and performance. Journal of Personality and Social Psychology, 75(1), 33.

  5. Forsyth, D. R. & Kerr, N. A (1999). Are adaptive illusions adaptive? Boston, MA: American Psychological Association.

  6. Heckman, J. & Krueger, A. (2005), Inequality in America: What role for human capital policies? MIT Press Book.

  7. Heckman, J. & et. al (2010), Analyzing social experiments as implemented: A reexamination of the evidence from the High-scope Perry Preschool Programe. Quantitative Economics, 1(1), 1-46

321 views2 comments

Recent Posts

See All

How I teach differently this year

Every year, around this time, I revamp my teaching materials. This year, I switched to the co-construction approach of teaching. Before each chapter, students in the team will send me articles, movies

bottom of page