top of page

Tâm thành lộc đời (2015)

Nếu biết mình một thời gian, chắc bạn cũng biết một chút về gu sách và phim của mình. Mình không đọc fiction và trong nonfiction mình thích đọc text book và autobiography. Tự truyện và hồi ký là cách mình được sống nhiều cuộc đời để nhìn cuộc sống qua nhiều lăng kính. Đây cũng là cách để mình tìm kiếm những lời khuyên và bài học cho chính mình.

Tâm thành lộc đời là cuốn tự truyện về Thành Lộc được Nguyễn Thị Minh Ngọc chấp bút. Xuyên xuốt trong cuốn sách là sự cô đơn và nỗi buồn. Sự cô đơn cả khi Thành Lộc ở với gia đình. Sinh ra với lớn lên tại gia đình hát bội truyền thống, cha của chú Thành Lộc là NSND Thành Tôn và mẹ là nữ nghệ nhân hát bội Huỳnh Mai. Trong khi người cha đam mê sự phóng khoáng, Thành Lộc ca ngợi tính bài bản (method) của nhà trường theo lý luận khoa học. Sự khác biệt khiến hai thế hệ không thể trao đổi. Từ đó mỗi lần chạm vào những vấn đề liên quan tới chuyên môn, chú Lộc chọn cách yên lặng.

Theo tôi, đời sống rất cân bằng, ai có nhiệm vụ nầy và nghiệp, đạo của riêng mình. Cần phải thấu hiểu điều này để trân trọng việc làm của nhau, không nên giẫm chân hay khi khi người khác. Trên cõi thế có biết bao chủng loại khác biệt như thế này, có người chuộng loại rực rỡ mau tàn, có người chuộng hoa dại đơn sơ, chọn kiểu nào là quyền của mỗi người. ... Nhưng đóng vai nào phải ra vai đó. Con người thật của tôi, theo tôi biết, có trái tim hiền hoà. Chọn cuộc sống một mình, không lập gia đình, tôi chỉ mong ngày nào mình không còn làm việc biểu diễn này nữa, mình vẫn có thể sống bằng những nghề đơn giản, lương thiện, như đi bưng cà phê cũng được.

Nỗi buồn giàn trải qua từng trang sách. Nỗi buồn xuất phát từ nghề. Đó là sự đố kỵ từ đồng nghiệp. Dần dà, chú tự tìm lý do để vị tha cho hành động của họ. Đó là nỗi buồn khi bước thân xác vào những cái bóng ảo của những vai bi. Đôi khi, bóng ảo và thân xác thật không thể phân định. Người nghệ sĩ sống trong những cái bóng của nhân vật, chật vật trong đó cho đến khi nỗi buồn về kiếp người dần nhạt phai. Để rồi, người nghệ sĩ lại bước vào một cái bóng khác. Nỗi buồn từ môi trường hành nghề không lý tưởng cho người nghệ sĩ.

Môi trường tôi đang tìm này sao bùn nhiều quá, chẳng biết khi xong trận sống nầy, tôi lọc được bao nhiêu bụi vàng... Lùng nhùng trong cái mỡ hỗn độn đáng ghét nọ, tôi luôn cố tìm cái gì đó mà yêu, để có thể sống và làm việc tiếp. Nhiều khi thấy các cố gắng của mình chỉ vừa để gió cuốn đi.

Nỗi buồn quẩn quanh cùng sự cô đơn. Đôi khi với người đọc, đó là một nỗi buồn khắc nghiệt.

Tôi không lập gia đình. Bản thân tôi mệt mỏi trong việc bảo vệ chính mình, không thể dạy đứa con tương lai là cứ ở hiền sẽ gặp lành, cũng không trang bị cho nó được miếng võ nào để phòng thân trong một môi trường sống biết chắc là vẫn sẽ không an toàn ở đời nó. Tôi thà không có con

Vượt qua nỗi buồn và sự cô đơn, cái giữ lại nhịp thở của người nghệ sĩ lại là nghề.

Là người giỏi trong những người giỏi, có bổn phận phải góp phần vào việc khai sáng chung quanh, càng phải có trách nhiệm với bản thân, cố giữ cho mình được lành mạnh, không được quyền mệt mỏi.

Cuốn sách cho người độc gần hơn với một con người nghệ thuật. Tôi bất ngờ với những gì đằng sau một con người công chúng.


1. Im lặng đôi khi lại là khả năng tự vệ của mình.

2. Thắng không kiêu, bại không nạn, hoạn nạn không than. Nó thành các nếp của nhà chúng tôi từ đó.

3. Dường như người ta đã ngủ trên chiến thắng; mà một khi đứng lại nghĩa là sẽ đi lùi.





71 views0 comments
bottom of page